Mỗi tuần một số, mục “chuyên gia mua gì” xin được đem tới cho mọi nguời những lựa chọn mẫu Đồ chơi công nghệ cao dưới sự lựa chọn của những chuyên gia,những ADMIN vô cùng am hiểm về Flycam, Xe vượt địa hình nói chung và đồ chơi công nghệ cao nói riêng.
Hôm nay đến với chúng ta là Admin vô cùng trẻ, anh đã có nhiều đánh giá gần đây rất được mọi người quan tâm đặc biệt là cộng đồng Flycam – ADMIN Khánh “Ngẩn Ngơ” –
” – Nếu để lựa chọn mà mua cho mình 1 chiếc Flycam hợp ý với mình, mình sẽ chọn DJI MAVIC ARI’
Tại sao lại là DJI MAVIC ARI ?
‘ Cá nhân mình là 1 người còn khá trẻ, mình thích 1 chút gì đó hầm hố, năng động nhưng đi cùng với đó là sức mạnh thật sự từ bên trong những chi tiết động cơ cho đến đến Camera thì với mình DJI MAVIC AIR hội tụ đủ những thứ đó’
Ngày 23/01/2018 DJI đã chính thức ra mắt sản phẩm mới mang tên Mavic Air tại buổi lễ Adventure Unfolds của hãng. Buổi ra mắt được dẫn dắt bởi giám đốc khu vực Bắc Mỹ của DJI Michael Perry.
Ở màn với thông số khá ấn tượng của DJI MAVIC ARI : Kích thước giảm một nửa, trọng lượng giảm 41% so với Mavic Pro.Chắc hẳn sẽ nhiều người thích thú với thông số này. Bởi Mavic Pro đã nhỏ gọn, DJI MAVIC ARI r nay còn nhỏ gọn hơn.
Tiếp đến là các thông số về gimbal chống rung 3 trục, hệ thống cảm biến tránh va chạm 7 camera chia ra 3 hướng trước sau và bên dưới máy bay cùng hệ thống bay tự động Flight Autonomy 2.0 giúp máy bay ổn định và an toàn. Thời gian bay 21 phút, khoảng cách điều khiển tối đa 2.5 dặm ( tương đương khoảng 4km)
Những thông số khá ấn tượng so với kích thước nhỏ bé của chiếc Drone này.
Camera giữ nguyên thông số như Mavic Pro : cảm biến 1/2.3 CMOS , 24mm F2.8 , độ phân giải 12 Mp
Một số tính năng nổi bật khác của Mavic Air cũng được giới thiệu như quay Slow Motion 120 khung hình / giây , Chụp ảnh Panorama 32 MegaPixels , tính năng Active track được nâng cấp có thể nhận diện nhiều vật thể cùng lúc, các chế độ bay Quick Shot như bay vòng tròn quanh vật thể, bay theo quỹ đạo xoáy trôn ốc, lên thẳng,..
Ngoài ra còn có thêm 1 số funtion bay mới như Asteroid ( bay quanh chủ thể và chụp ảnh 360 độ) , Boomerang.
Tốc độ bay tối đa của Mavic Air là khoảng 68 km/h , chiếc drone này cũng được nâng cấp để kháng gió tốt hơn . Giống Như DJI Spark, Mavic Air cũng có khả năng nhận diện cử chỉ. Nhưng nó đã được nâng lên 1 tầm cao mới. Nhận diện được nhiều loại cử chỉ hơn, thông minh hơn. Các bạn có thể sử dụng tay để ra lệnh máy bay cất cánh và hạ cánh, hay sử dụng cả 2 tay để điều chỉnh khoảng cách xa gần của Mavic Air. 1 điều thú vị nữa là Mavic Air ngoài hỗ trợ thẻ nhớ còn sở hữu bộ nhớ trong 8Gb – nâng cấp khá thú vị. Đấy là chiếc drone đầu tiên của DJI có bộ nhớ trong.
Và các bạn mong đợi nhất ở chiếc Drone này chắc chắn là giá. Mavic Air có 3 màu đen , trắng, đỏ và 2 Option cho các bạn lựa chọn:
Phiên bản 1 pin bao gồm máy bay + remote + túi xách + bảo vệ cánh có giá 799$
Phiên bản combo bao gồm máy bay + remote + 3 pin + bảo vệ cánh + túi xách + HUB sạc 3 pin + adaptor biến pin thành sạc dự phòng
Dji, Là công ty chuyên sản xuất drone từ Trung Quốc vừa giới thiệu Mavic Air, chú drone được thiết kế để người dùng có thể mang đến bất kỳ đâu họ muốn. Thuộc series Mavic, đây là một drone có thể xếp cực gọn và sở hữu những tính năng ấn tượng mặc cho kích thước nhỏ bé của nó.
Camera và thiết kế :
Camera được lắp trên Mavic Air có sensor 1/2.3” 12 Megapixel, ống kính khẩu độ f/2.8 tiêu cự 35mm tương đương với 24mm. Để lưu trữ, Mavic Air được trang bị 8GB bộ nhớ trong và khe MicroSD để mở rộng dung lượng lưu trữ. Khe cắm USB 3.0 sẽ giúp người dùng dễ dàng xuất các đoạn phim, hình ảnh mà thiết bị quay được lên máy tính để chỉnh sửa và thêm thắt hiệu ứng nếu cần.
Một trong những cải thiện lớn nhất của Mavic Air so với Mavic Pro là chất lượng camera. Vẫn giữ nguyên kích thước cảm biến 1/2,3 nên hiệu năng chụp thiếu sáng của Mavic Air không được cải thiện nhiều so với Mavic Pro. Tuy nhiên những cải thiện về thuật toán xử lý và việc tăng bitrate video (100 Mbps ở Mavic Air so với 60 Mbps ở Mavic Pro) đem lại những cải thiện rất lớn về chất lượng hình ảnh. Khả năng tái tạo màu sắc của ảnh tĩnh cũng được cải thiện cũng như hiện tượng artifact , nhiễu răng cưa ở video của Mavic Air đã giảm bớt rất nhiều so với Mavic Pro.
Về thiết kế, cả Mavic Air lẫn bộ điều khiển từ xa đều được thiết kế để có thể xếp gọn và mang theo rất dễ dàng. Hai cần joystick điều khiển có thể được tháo rời để cất vào một ngăn nhỏ ngay trong thân của controller giúp thu gọn kích thước tay cầm và bảo vệ cần điều khiển khỏi bị hư hại.
Được trang bị tận chân răng như vậy nhưng Mavic Air vẫn giữ được dáng vẻ thanh thoát, thể thao rất mới lạ, khác hẳng thiết kế góc cạnh, khô khan của Mavic Pro. Thiết kế khí động học cũng gió Mavic Air đạt tốc độ cao hơn Mavic Pro (68Km/h so với 65 Km/h của Mavic Air).
Gimbal của máy có kích thước tương tự gimbal của DJI Spark nhưng được bổ sung thêm 1 trục chống rung và được rút vào nằm sâu trong housing tạo cảm giác yên tâm hơn đôi chút nếu xảy ra va chạm. Rõ ràng là với kích thước gimbal “mỏng manh” như vậy thì sự cẩn trọng của DJI là không hề thừa.
Việc sử dụng Mavic Air cũng tỏ ra rất dễ dàng, đặc biệt là nhờ công nghệ ActiveTrack giúp nó có thể theo dõi 16 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, nó cũng được lập trình sẵn 6 đường bay khác nhau là Rocket, Dronie, Circle, Helix, Asteroid, và Boomerang để người dùng có thể nhanh chóng lựa chọn kiểu quay phù hợp với hoạt động của mình.
Việc điều khiển đường bay của Mavic Air có thể được thực hiện bằng joystick lẫn chạm vào màn hình cảm ứng của smartphone. Nếu bay trong không gian hẹp, công nghệ 3D Map Building giúp Mavic Air có thể biết vị trí của mình và các chướng ngại vật xung quanh thông qua 7 camera được trang bị ở phía trước, phía dưới và mặt sau, cộng thêm cảm biến hồng ngoại.
Thời lượng pin của Mavic Air cũng bám khá sát công bố của nhà sản xuất: Khoàng 20 phút trong điều kiện không có gió. Thời lượng pin này có thể coi là khá tốt tuy nhiên vẫn chưa bằng Mavic Pro (25 phút bay thực tế).
Tất cả những linh kiện và công nghệ được trang bị có thể giúp Mavic Air tự động né tránh chướng ngại vật trong khi vẫn tuân theo sự điều khiển của người dùng. Nếu mất tín hiệu điều khiển vì một lý do nào đó (chướng ngại vật, hết pin…) Mavic Air sẽ tự bay về điểm “Home” do bạn thiết lập và cố gắng kết nối lại với thiết bị điều khiển hoặc hạ cánh.
Cuối cùng, những thông số về chuyến bay của Mavic Air cũng khá ấn tượng. Nó có thể bay trong tối đa 21 phút với tốc độ cao nhất 68,4km/h. Để sở hữu chú drone này, bạn sẽ phải chi ra ít nhất 800 USD
Đây là cảm nghĩ cá nhân của mình nhé;
” Sau phantom 1, có phantom 2, cùng thiết kế, có camera kèm, nhưng lúc đó mình thích cái nên ko mua, P3 rất tốt, P4 càng tốt hơn nữa, nhưng thực sự thì với người chơi phổ thông như mình, chi 1 số tiền khá lớn để mua P4 không phải là lựa chọn tối ưu.
Đến hồi Inspire 1 thì khỏi nói, cái này quá to quá ngon, nhưng là dành cho người chơi rất nghiêm túc rồi, mình ko đú nổi. Cái Mavic Pro cũng rất thích, nhưng nó không đủ sức khiến mình muốn mua (dù cũng lăn tăn 2-3 lần) Spark thì nhỏ gọn nhưng khá yếu, và mua máy bay còn phải mua thêm tay cầm là mình không ưa rồi (điều khiển bằng điện thoại thì nói thật là chẳng bao giờ ngon được như cầm remote)
Đến khi thấy Mavic Air, mình vỗ đùi 1 cái, đây là sản phẩm dành cho mình rồi đây, bởi vì nó quá nhỏ gọn, nó là bản lai giữa Spark và Mavic Pro, nó có hết tất cả cái hay của 2 cái này luôn!
Khi bung 4 cánh, máy bay vẫn rất nhỏ gọn, nó gọn và nhẹ bất ngờ luôn
Hiệu năng bay ;
Được đóng mác DJI có nghĩa là Mavic Air có hiệu năng bay không cần bàn cãi. Khả năng bắt GPS kết hợp định vị bằng hình ảnh (VPS) cùng hệ thống cảm biến được nâng cấp đồng nghĩa với việc Mavic Air có khả năng ổn định tuyệt vời trong mọi điều kiện ngoài trời hay trong nhà. Tuy nhiên ở điều kiện có gió mạnh, gió giật thì lợi thế về kích thước và công suất động cơ của Mavic Pro được phô diễn khá rõ ràng, Mavic Air có khả năng kháng gió giật thua kém đàn anh Mavic Pro đôi chút.
Các tính năng bay thông minh của Mavic Air được nâng cấp lên từ DJI Spark cho trải nghiệm bay khá thú vị. Người dùng có thể ra lệnh cho máy bay cất cánh, thay đổi góc chụp, ra xa vào gần và hạ cánh chỉ bằng cử chỉ tay mà không cần dùng remote. Mặc dù cá nhân tôi cảm thấy để các tính năng này đi vào thực tế sử dụng một cách thường xuyên, DJI sẽ còn mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên rõ ràng những cải thiện từ Spark lên Mavic Air cho chúng ta cái cớ để hi vọng về 1 tương lai xách drone lên và đi mà không cần remote.
Bên cạnh đó, bổ sung đáng giá nhất cần nhắc đến ở Mavic Air có lẽ là tính năng tự động tránh vật cản khi bay. Nếu như ở Mavic Pro, máy bay khi gặp vật cản chỉ dừng khựng lại và chờ người dùng điều khiển thì Mavic Air tự động tìm đường vừa bay vừa luồn lách để tránh vật cản. Tính năng này giúp Active Track của Mavic Air trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Thông số sản phẩm:
– Chụp Ảnh: 32 MP Sphere (Panorama), ảnh tĩnh 12Mpx
– Có 3 màu: Đen, Trắng, Đỏ
– Thêm 2 chế độ quickshot mới là Asteroid và Boomerang
– Cụm gimbal nhìn nhỏ hơn nhưng vẫn chống rung 3 trục (Như Mavic Pro)
– Quay video 4K 30fps, slowmotion 1080 120fps
– Cảm biến 3D đằng trước, thêm cảm biến sau (mavic air bay được trong vùng thiếu sáng và né tránh vật cản thay vì chỉ dừng lại như các dòng mavic pro, phantom 4 và spark.)
– Điều khiển bằng cử chỉ. DJI nâng cấp cách điều khiển bằng cử chỉ giúp Mavic Air có thể cất cánh – hạ cánh xuống mặt đất chứ không như spark là cất cánh trên tay
– Thời lượng pin lý thuyết bay được 21 phút
– Tầm điều khiển: Tối đa 4Km
– Giá tham khảo: 18.5 Triệu cho bản single, 25 triệu cho bản combo fly more (thêm 2 pin + bộ cánh + dock sạc + túi đựng)
Trên đây là lựa chọn đánh giá chi tiết của ADMIN khánh “ngẩn ngơ”. !!