Thiết kế
DJI Mavic Pro
Tuy đã ra mắt được gần 1 năm nhưng DJI Mavic Pro vẫn bắt mắt và đẹp hơn rất nhiều so với các loại flycam khác . Kiểu dáng bắt mắt , cấu trúc vững chắc và các cánh quạt giảm tiếng ồn giúp chiếc flycam của DJI này hoạt động cực kỳ êm . Bộ đèn LED công suất cao giúp người chơi dễ dàng điều khiển trong đêm tối và phân biệt chướng ngại vật .
Có kích thước hơi lớn hơn so với người anh em DJI Mavic Air nên việc bay Mavic Pro trong điều kiện môi trường hẹp là khá khó , ngoài ra thì thiết kế gimbal cũng khiến chiếc flycam này khó khăn hơn để hạ cánh
DJI Mavic Air
DJI Mavic Air được thiết kế hoàn toàn khác Mavic Pro với lớp vỏ nhỏ hơn , sáng bóng như DJI Spark . Khuôn của Mavic air cũng nhỏ gọn và tinh tế hơn rất nhiều so với người anh em mavic pro với bề ngoài có vẻ thô và cồng kềnh hơn . Mavic air được đánh giá cao nhất ở phần camera và gimbal điện tử được thiết kế nhỏ gọn và chắc chắn hơn nhiều
Tốc độ
DJI mavic pro có khả năng bay ở vận tốc tối đa 40 dặm / giờ , tương đương với mavic air . Trong chế độ thể thao được điều khiển bởi smartphone thì cả 2 chiếc flycam này có sự chênh lệch khá lớn khi mavic air đạt vận tốc 20 dặm / giờ còn mavic pro chỉ có 7 dặm / giờ . Có thể nói DJI mavic air là sự lựa chọn tốt hơn nếu người chơi chỉ muốn sử dụng điện thoại để bay . Tốc độ lia camera của gimbal cũng cần được nhắc đến ở đây.
Gimbal điện tử của Flycam DJI Mavic Pro sẽ chĩa máy ảnh xuống khi bay thẳng tốc độ 30 dặm / giờ. Mavic Air có thiết kế gimbal gần giống Spark, vậy nên phạm vi hoạt động khá hạn chế khi chỉ có thể bay với vận tốc 20 dặm / giờ theo hướng bất kỳ trước khi gimbal đạt đến giới hạn . Cách duy nhất để đi nhanh hơn là bay ngược trở lại.
Thời gian bay
Chỉ số thời gian bay bị phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoài như sức gió , nhiệt độ , độ ẩm , …. Với thử nghiệm tương đối khi ở trong nhà thì Mavic Pro đạt thời gian lơ lửng tại chỗ khoảng 23 phút còn Mavic Air là 18 phút .
Chất lượng video
Màu sắc
Màu ảnh của DJI mavic air có vẻ chân thực , tự nhiên hơn so với Mavic Pro . Qua ảnh chụp ở cấu hình màu CineLike D , ta có thể thấy rõ màu nhựa đường có vẻ đỏ hơn trên Mavic Pro và xám hơn trên Mavic Air . Khả năng cân bằng màu , phơi sáng tự động của DJI Mavic Air tốt hơn rất nhiều so với người anh em . Ngoài việc sắc xanh của Mavic Air đáng lẽ nên là sắc tím trên Mavic Pro thì độ tương phản của mavic air cũng không được quá nổi trội khi chụp cấu hình màu bình thường .
Độ sắc nét
Qua ảnh so sánh trên thì có vẻ Mavic Air kém hơn ở độ sắc nét so với người anh em mavic pro của mình nhưng cũng không chênh lệch quá nhiều . Đối với DJI mavic pro thì ảnh chụp cần được đảm bảo đang lấy nét vì lens của camera không có khoảng cách lấy nét cố định .
Ánh sáng
Ở mức ISO 200 thì không có sự khác biệt lớn ở cân bằng trắng nhưng khi đạt mức ISO 800 thì Mavic Pro bắt đầu thể hiện sự vượt trội . Ở mức ISO 3200 hoặc cao hơn , mavic air có vẻ tối hơn ở các góc cảu mình mặc dù độ phơi sáng được đặt cùng 1 cách
Bộ điều khiển
Tay điều khiển chính là điểm duy nhất khiến Mavic Air không phải là lựa chọn thay thế lý tưởng cho Mavic Pro . Điểm đầu tiên mà người chơi có thể nhận thấy là tay của DJI Mavic Air không có màn hình LED hiển thị thông số thời gian thực . Không có điểm phơi sáng ở mặt sau , khá ít chi tiết cao su và kim loại , thiếu cần điều khiển 5 trục . Nếu như bạn từng dùng OcuSync của Mavic Pro thì có thể dễ dàng thấy ngay độ xuất sắc của hệ thống truyền dữ liệu không trực tuyến này . Nguồn video luôn sắc nét , điều khiển ít bị treo , độ trễ thấp .
Với Mavic Air thì bạn không có OcuSync mà là 1 hệ thống gần giống khác , độ trễ cao hơn . DJI Googles cũng cần USB để kết nối với bộ điều khiển.